Phó
tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh: Tập
trung 9 nhiệm vụ trọng tâm
Năm
2016, công tác ATSKMT của Tập đoàn tiếp tục được đổi mới với nhiều cải tiến về
nội dung, phương thức thực hiện và hiệu quả hoạt động. Công tác ATSKMT đã phát
huy vai trò tích cực trong phòng ngừa tai nạn, sự cố và đóng góp rất lớn cho
việc hoàn thành các chỉ tiêu hoạt động, sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Công
tác ATSKMT của Tập đoàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: các yêu cầu
pháp luật về ATSKMT được tuân thủ đầy đủ, các quy định mới được phổ biến, triển
khai thực hiện kịp thời; bộ máy tổ chức công tác ATSKMT của Tập đoàn và các đơn
vị cơ sở vẫn đảm bảo trong điều kiện cắt giảm nhân sự và chi phí; hệ thống quản
lý ATSKMT của Tập đoàn và các đơn vị tiếp tục được hoàn thiện, duy trì hiệu lực
và hiệu quả; công tác ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn, sự cố năm 2016 về cơ bản
đạt kết quả tốt; điều kiện lao động, trang bị bảo vệ cá nhân và sức khỏe người
lao động được đảm bảo…
Các
nhà máy, công trình dầu khí trọng điểm tiếp tục vận hành ổn định, liên tục, an
toàn, không có tai nạn, sự cố cháy nổ nghiêm trọng; nhiều công trình dầu khí mới
được đưa vào vận hành an toàn. Số vụ tai nạn, sự cố năm 2016 giảm so với năm
2015, tần suất tai nạn, sự cố ở mức thấp. Công tác kiểm tra an toàn lao động, vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường được thực hiện thường
xuyên, liên tục với nhiều hình thức kiểm tra; công tác quản lý chất thải và giám
sát môi trường tiếp tục được quan tâm, chú trọng...
Trong
giai đoạn mới, để củng cố và nâng cao hiệu quả công tác ATSKMT, Tập đoàn sẽ tập
trung vào 9 nhiệm vụ chính: Đảm bảo quy định pháp luật về ATSKMT được tuân thủ
đầy đủ; đảm bảo các nhà máy, công trình được vận hành liên tục, ổn định và an
toàn; tập trung xử lý, tháo gỡ những vướng mắc về ATSKMT của các dự án; tăng
cường quản lý an toàn công nghệ; tăng cường kiểm tra giám sát các đơn vị hoạt
động có nguy cơ cao trong năm 2017; nâng cao khả năng ứng phó trong trường hợp
khẩn cấp, chú trọng năng lực ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết và
tại các khu vực biển nước sâu, xa bờ, khu vực nhạy cảm; tiếp tục thúc đẩy văn
hóa an toàn; nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý ATSKMT của Tập đoàn và các
đơn vị thành viên.
Phó
trưởng ban ATSKMT (PVN) Cao Chí Kiên: Các
đơn vị thành viên Tập đoàn thực hiện đầy đủ quy định về
ATSKMT
Năm
2016, nhằm phục vụ công tác xây dựng và duy trì hệ thống quản lý ATSKMT, song
song với việc cập nhật, sửa đổi, ban hành lại 5 tài liệu đã ban hành, xây dựng 6
tài liệu mới của hệ thống ATSKMT, Tập đoàn đã tiếp tục thực hiện chính sách
ATSKMT và sổ tay hệ thống quản lý ATSKMT, vận hành có hiệu quả phần mềm quản trị
cơ sở dữ liệu về ATSKMT, đồng thời hoàn thành dự án “Nâng cấp năng lực ứng cứu
khẩn cấp cho hệ thống Văn phòng trực tình huống khẩn cấp” của Tập đoàn.
16/17
đơn vị thành viên của Tập đoàn có hệ thống quản lý ATSKMT được cấp chứng chỉ
quốc tế: PTSC, PV Power, PV GAS, PVFCCo, PV Drilling, PV Trans, Vietsovpetro,
PVC, Biendong POC, DMC, PVEP, BSR, DQS, PVCFC, PV Oil, PV Engineering… Các đơn
vị thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn, phòng cháy chữa cháy (PCCC) như:
Lập và trình phê duyệt các tài liệu quản lý an toàn theo quy định về quản lý an
toàn trong các hoạt động dầu khí cho 15 công trình, dự án; Khai báo, kiểm định
các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động trước
khi đưa vào sử dụng; thực hiện thỏa thuận và thẩm duyệt thiết kế về PCCC; kiểm
định trang thiết bị PCCC; lập và trình phê duyệt Phương án chữa cháy cơ sở; tổ
chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC… Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi
trường như triển khai lắp đặt hệ thống giám sát nước thải, khí thải, chuẩn bị cơ
sở kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương; thực hiện đầy đủ các công
tác quan trắc môi trường theo yêu cầu pháp luật, thẩm định các kế hoạch phát
triển mỏ và kế hoạch thu dọn mỏ…
Năm
qua, Tập đoàn đã thực hiện 50 lượt kiểm tra định kỳ công tác ATSKMT tại các đơn
vị thành viên, thực hiện kiểm tra đột xuất công trình, nhà máy, dự án dầu khí
trước các mốc quan trọng như khởi động, chạy thử, bảo dưỡng, sửa chữa và sau khi
xảy ra các sự cố mất an toàn. Tập đoàn cũng đã phối hợp với Cục Cảnh sát PCCC và
Cứu hộ cứu nạn thực hiện kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại các đơn vị có
nguy cơ cao; phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương thanh tra về
công tác bảo vệ môi trường tại 17 đơn vị của Tập đoàn…
 |
Người
lao động tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 |
Trong
công tác ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt
bão, Tập đoàn đã duy trì chế độ trực 24/24 tại Văn phòng trực tình huống khẩn
cấp; hằng tháng tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị, thường xuyên cập nhật các
phương tiện, tàu thuyền trên hệ thống giám sát online của Tập đoàn. Tại các
chiến dịch khoan thăm dò của các đơn vị, nhà thầu, Tập đoàn đã xem xét, chấp
thuận 6 kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, đồng thời phối hợp với các đơn vị triển
khai hội thao, diễn tập, tập huấn định kỳ trước khi triển khai các dự án thăm dò
khai thác dầu khí…
Phó
chủ tịch CĐ DKVN Nguyễn Mạnh Kha: Chú
trọng hơn nữa công tác phòng ngừa
Với
vai trò chức năng nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người lao động (NLĐ), một trong những nội dung hoạt động quan trọng của tổ chức
công đoàn là chủ động tham gia với Tập đoàn và các đơn vị xây dựng, ban hành các
chính sách, quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và NLĐ.
Các
cấp công đoàn trong toàn ngành đã tích cực phối hợp trong hoạt động kiểm tra,
giám sát công tác ATVSLĐ tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, công trình, dự án…;
giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, quản lý, theo
dõi hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) được thành lập từ cấp tổng
công ty đến các xí nghiệp. Để triển khai có hiệu quả hoạt động này, Công đoàn
Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) đã tập trung phối hợp với Tập đoàn tổ chức các hoạt
động thường xuyên như hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN”; xây dựng kế
hoạch phối hợp tham gia đoàn công tác của Tập đoàn kiểm tra ATSKMT, PCCC tại các
đơn vị; tổ chức Hội thi ATVSV giỏi định kỳ 2 năm/lần; xây dựng, hoàn thiện hệ
thống văn bản, quy định nội bộ liên quan đến công tác ATVSLĐ, giám sát việc thực
hiện chế độ chính sách cho NLĐ trong công tác ATVSLĐ, thực hiện khen thưởng kịp
thời các tập thể và cá nhân đạt thành tích tốt trong công tác ATVSLĐ…
Năm
2016, trong bối cảnh ngành Dầu khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giá dầu, CĐ
DKVN đã phát động phong trào sáng kiến, sáng chế với nội dung: “Doanh nghiệp và
NLĐ tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo luật
ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn giao thông và đẩy mạnh phong trào sáng kiến, sáng chế
cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích thiết thực”. Trong dịp này, CĐ DKVN đã phát
tài liệu tuyên truyền về công tác ATVSLĐ, an toàn giao thông và tặng mũ bảo hiểm
cho NLĐ; đồng thời tổ chức thăm, tặng quà CBNV-LĐ bị tai nạn lao động, tai nạn
giao thông, có hoàn cảnh khó khăn và suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên…
 |
Thực
tế cho thấy, công đoàn các cấp đã chú trọng tới việc nâng cao đội ngũ ATVSV
thông qua việc phối hợp với địa phương hoặc đơn vị trên địa bàn tổ chức huấn
luyện cũng như tham dự đầy đủ các lớp tập huấn ATVSLĐ do CĐ DKVN tổ chức; các
đơn vị định kỳ hằng năm đều tổ chức đánh giá hoạt động của mạng lưới ATVSV,
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ này. Tại các đơn vị CBNV
đã tổ chức được bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức
khỏe tại chỗ cho NLĐ, tạo tính chuyên nghiệp, nề nếp trong việc thực hiện công
tác ATVSLĐ. Các đơn vị thực hiện tốt và thường xuyên các công tác này có thể kể
đến VSP, PV GAS, PVFCCo, PV OIL, PTSC, PV POWER…
Năm
2017, CĐ DKVN lấy phương châm “phòng hơn chống” để chỉ đạo, đôn đốc các cấp công
đoàn trong toàn ngành chú trọng hơn nữa công tác phòng ngừa, tập trung vào các
nội dung: tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, PCCN tại các doanh nghiệp;
tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, PCCN
tại nơi làm việc, hình thành ý thức của NLĐ đối với công tác này và coi đây là
bước đột phá đưa chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, PCCN đến với NLĐ, chủ động
không để tai nạn lao động, cháy nổ xảy ra.
Trưởng
phòng ATSKMT Vietsovpetro (VSP) Lê Đăng Tâm: Công
tác ATSKMT đáp ứng mục tiêu tiết giảm chi phí
Về
công tác huấn luyện đào tạo ATSKMT, VSP đã nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; nhận chứng chỉ
về đào tạo các khóa an toàn do các tổ chức OPITO và IWCF cấp. Từ đó tiết kiệm
chi phí thuê ngoài, mở rộng dịch vụ huấn luyện cho các công ty trong ngành. Đồng
thời, VSP đã phối hợp với Sở Cảnh sát PCCC tổ chức các khóa huấn luyện tại chỗ
cho các đối tượng theo quy định, tiết giảm chi phí thuê trọn gói, tăng chất
lượng đào tạo.
Việc
phục hồi, tận dụng vật tư, thiết bị cũ như sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết
bị chữa cháy, kết hợp làm dịch vụ cho các đơn vị bên ngoài đã mang lại hiệu quả
tốt. VSP cũng tăng cường việc quản lý và thu hồi các chất thải có khả năng tái
chế, tái sử dụng như ắc-quy thải, dầu nhớt thải, vỏ thùng phuy… Các chất thải
ngày được chuyển giao cho các nhà thầu chuyên nghiệp xử lý, thành phẩm sau xử lý
được nhà thầu thu mua, đem về cho VSP khoảng 1,5 tỉ đồng/năm, khối lượng chất
thải tái chế, thu hồi bình quân koảng 500 tấn/năm, chiếm 14% tổng lượng chất
thải phát sinh.
Việc
đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải công nghiệp mới, thay thế cho trạm cũ đã
giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước cũng như tiết giảm chi phí thuê ngoài, giúp
VSP tiết kiệm khoảng 810 triệu đồng/năm. Song song đó, VSP cũng tận dụng triệt
để các bể chứa, bình chứa, máy móc thiết bị ít hoạt động/không còn sử dụng trên
các công trình biển để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp, đảm bảo an toàn,
tiết giảm chi phí… Sử dụng điện lưới cung cấp cho các tàu trong thời gian nằm
tại cảng nhằm tiết kiệm chi phí nhiên liệu, dầu nhớt… hạn chế nguy cơ cháy nổ
khi tàu nằm cảng. Tương tự, các giàn nhẹ, giàn cố định cũng được cung cấp điện
qua hệ thống cáp ngầm bằng nguồn điện từ các turbine khí tại các cụm công nghệ
trung tâm nhằm giảm chi phí mua nhiên liệu diesel, giảm nguy cơ cháy nổ khi chạy
bằng máy phát cũng như nguy cơ đâm va khi vận chuyển nhiên liệu…
Ngoài
ra, việc trang bị và sử dụng hiệu quả các máy ép rác trên công trình biển, kho
trung chuyển đã làm giảm thể tích các loại rác thải sinh hoạt như vỏ chai, hộp
nhựa, giúp tăng hiệu quả vận chuyển rác thải của các container, tiết giảm chi
phí vận chuyển. Các sáng kiến khác như tái sử dụng dung dịch khoan, tái sử dụng
glycol thải trên giàn nén khí trung tâm cũng giúp làm lợi đến 40% chi phí so với
dùng dung dịch mới, giảm phát thải ra môi trường. Trong năm 2016, VSP cũng đã
hoàn thành lắp đặt và sử dụng hiệu quả hệ thống thu gom khí trên tàu chứa dầu
VSP-02, toàn bộ khí hydrocarbon tại 2 tank công nghệ khoảng 7.980 tấn gas được
nén và sử dụng để đốt nồi hơi, giảm lượng khí xả thải vào môi trường.
Nhờ
các biện pháp trên, trong 9 tháng đầu năm 2016, VSP đã tiết kiệm được 351.000USD
chi phí huấn luyện, đào tạo ATSKMT; tiết kiệm 51.000USD cho chi phí mua sắm vật
tư an toàn và 56.710USD chi phí cho các biện pháp an toàn.
Phó
giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí (VPI) Bùi
Hồng Diễm: Khu
vực bồn trũng Cửu Long khôn gảnh hưởng xấu đến môi trường
Các
hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ngày càng phát triển tại khu vực bồn trũng
Cửu Long, Biển Đông, Việt Nam đã đem lại hiệu quả kinh tế to lớn. Song, việc sử
dụng và thải bỏ các chất thải dầu khí cũng ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh
thái biển của khu vực này. Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thăm dò khai
thác dầu khí tới môi trường và hệ sinh thái biển tại khu vực hoạt động dầu khí
thuộc bồn trũng Cửu Long” được thực hiện nhằm đánh giá tác động từ các hoạt động
thăm dò khai thác dầu khí đến môi trường và hệ sinh thái biển tại bồn trũng Cửu
Long.
Trong
quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã phân tích, tổng hợp nguồn dữ liệu quan trắc
môi trường thực hiện cho các công trình, hoạt động dầu khí tại bồn trũng Cửu
Long, đặc điểm và diễn biến các thông số môi trường nước và trầm tích tại từng
công trình dầu khí… Qua đó đánh giá chi tiết và cụ thể tác động từ các hoạt động
thăm dò và khai thác dầu khí đến môi trường và hệ sinh thái biển. Các thông tin
dữ liệu về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và các nguồn thải tại các mỏ khu
vực bồn trũng Cửu Long, các thông tin về đặc điểm địa chất, địa hình, khí tượng
thủy văn trong khu vực nghiên cứu cũng được nhóm thu thập và tổng hợp để làm cơ
sở cho việc lý giải và đánh giá các tác động môi trường đã xảy ra.
Kết
quả phân tích diễn biến môi trường biển tại các mỏ thuộc bể Cửu Long trong giai
đoạn thăm dò khai thác từ 1995-2015 cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến môi trường và
hệ sinh thái biển từ quá trình khoan và khai thác là không lớn. Các dấu hiệu ô
nhiễm môi trường xảy ra trong khu vực chỉ là cục bộ, giới hạn trong một số thông
số tiêu biểu và phần lớn xuất hiện trong giai đoạn khoan, đặc biệt là khoan với
dung dịch khoan không phải gốc nước và hầu hết giảm nhanh sau khi hoạt động
khoan kết thúc.
Dựa
trên việc đánh giá nhận định về tác động môi trường gây ra từ các hoạt động dầu
khí lên môi trường và hệ sinh thái biển, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải
pháp, biện pháp cho công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên
và môi trường khu vực bồn trũng Cửu Long như sau: Đối với các nhà thầu dầu khí,
cần tuần thủ các cam kết quản lý môi trường đã ghi trong chính sách ATSKMT; duy
trì hệ thống quản lý ATSKMT theo các tiêu chuẩn OHSAS 18001 và ISO 14001. Song
song đó cần bảo trì hệ thống thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng xử lý hiệu quả
các chất ô nhiễm trong nước thải và mùn khoan thải; thiết lập hệ thống liên kết
bởi các đơn vị quản lý môi trường để có sự hỗ trợ cần thiết trong trường hợp có
sự cố môi trường xảy ra; nghiên cứu và lắp đặt thiết bị tách dầu, xử lý mùn
khoan để giảm thiểu tối đa lượng dung dịch khoan bám dính vào mùn khoan trước
khi thải xuống biển; mạng lưới lấy mẫu quan trắc môi trường, thời điểm thực hiện
quan trắc luôn giữ ổn định giữa các lần khảo sát…
Hội
nghị ATSKMT được tổ chức thường niên kể từ năm 2006, nhằm đánh giá những kết quả
đã thực hiện về xây dựng, triển khai, duy trì hệ thống quản lý ATSKMT; công tác
bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, PCCN, phòng ngừa và ứng
phó sự cố khẩn cấp, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc. PVN tiếp tục duy
trì và thực hiện chính sách ATSKMT nhất quán trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. ATSKMT là một trong những trách nhiệm hàng đầu của tất cả các cấp quản lý
và là bộ phận quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh
doanh. |
Nguyên
Phương