Sign In

tin tức - sự kiện

Hiệp định Liên Chính phủ về hợp tác ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam: quá trình chuẩn bị, thông qua, những bước đi đầu tiên

6/18/2019 9:44:36 AM

(Nhân Kỷ niệm ngày Ký Hiệp định Liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên Xô về việc thành lập Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt – Xô ( ngày 19.06.1981), BBT Bản tin trích đăng những sự kiện quan trọng đã diễn ra trước đó trong cuốn “Tới kho báu Rồng Vàng" để giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử của Ngành Dầu khí Việt Nam, của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro).


 (Nhân Kỷ niệm ngày Ký Hiệp định Liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên Xô về việc thành lập Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt – Xô ( ngày 19.06.1981), BBT Bản tin trích đăng những sự kiện quan trọng đã diễn ra trước đó trong cuốn “Tới kho báu Rồng Vàng" để giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử của Ngành Dầu khí Việt Nam, của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro).  

 

                                                ***

…Một loạt các sự kiện cứ dần dần xếp thành một chuỗi: sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra đời, chuyến đi của các nhóm chuyên gia Liên Xô và Việt Nam tới TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, các cuộc đàm phán tại các bộ ngành Liên Xô.

Những người tham gia vào các sự kiện này cảm nhận rõ ràng rằng, chỉ còn một chút nữa thôi là sẽ tới thời điểm thông qua quyết định quan trọng nhất, định đoạt tương lai của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và cuối cùng là kết quả cụ thể: khai thác được một khối lượng lớn dầu mỏ và khí đốt.

«Chúng tôi dành ưu tiên cho việc này…» Ủy ban của ông V. A. Yarmolyuk

và quyết định về việc «bắt đầu thời kỳ mới của hợp tác Việt — Xô»

Trong vòng hai tháng 10 và 11 năm 1979, căn cứ vào những thỏa thuận mà hai bên đạt được trong chuyến thăm của ông Đinh Đức Thiện, và căn cứ vào quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ký ngày 1 tháng 10 năm 1979, một nhóm chuyên gia bao gồm 13 nhà địa chất, địa vật chất và kỹ sư khoan đã làm việc tại Việt Nam. Trong số họ có lãnh đạo các Sở địa chất thuộc các bộ ngành như chuyên gia về khí đốt I. P. Zabrev và chuyên gia dầu khí G. P. Ovanesov, Tổng cục phó Tổng cục Dầu khí biển của Bộ công nghiệp Khí đốt Liên Xô O. O. Sheremet, lãnh đạo Cục dầu khí thuộc Bộ Địa chất Liên Xô A. V. Ovcharenko, chuyên gia chính của phòng địa chất và khoáng sản của Ủy ban Kế hoạch nhà nước Liên Xô V. V. Tolmachev, kỹ sư trưởng Ban nguyên liệu Hydrocarbon thuộc Bộ Địa chất Liên Xô G. I. Zykalov, chuyên gia chính về khoan sâu thuộc liên hiệp Zarubezhgeologia thuộc

Bộ Địa chất Liên Xô D. V. Koh, lãnh đạo đoàn khảo sát Viện nghiên cứu địa chất và địa vật lý vùng Nizhne — Volzhki, ông A. M. Ivanchuk và những người khác1. Lãnh đạo nhóm chuyên gia là ông V. A. Yarmolyuk.

* * *

Trích hồi ký của cựu thứ trưởng Bộ Địa chất Liên

Xô V. A. Yarmolyuk: «Ngày 14 tháng 10 năm 1979, tôi vừa đi nghỉ an dưỡng về thì ngay ngày hôm sau Bộ trưởng E. A. Kozlovski nói với tôi rằng tôi cần chuẩn bị cho chuyến bay gấp sang Việt Nam.

— Vì mục đích gì thế? Và tôi sẽ đi với tư cách là ai?

— Đồng chí sẽ lãnh đạo một nhóm liên ngành các nhà địa chất-dầu mỏ, bao gồm các chuyên gia của bộ khác nhau, là Bộ Địa chất, Bộ Công nghiệp Dầu khí và Bộ Công nghiệp Khí đốt, ngoài ra còn có các nhân viên của Ủy ban Kế hoạch nhà nước. Nhiệm vụ của nhóm các đồng chí là xác định xem đất nước chúng ta sẽ tiếp tục tham gia như thế nào vào sự nghiệp dầu khí ở Việt Nam.

— Thế phía Việt Nam nghĩ thế nào về việc nhóm chuyêngia của chúng ta sẽ tới Việt Nam?

— Chính bởi vì phía Việt Nam khẩn thiết yêu cầu nên chúng ta mới thành lập nhóm chuyên gia này. Ủy ban Kế hoạch nhà nước soạn thảo thành phần của

nhóm. Các văn bản chỉ thị sẽ được đồng chí Nikolai Konstatinovich Baibakov ký. Việc đồng chí đi công tác đã thống nhất với ông Baibakov rồi. Cho nên, đồng chí hãy giữ liên lạc với Ủy ban Kế hoạch nhà nước»

​​​***​​

Description: C:\Users\PC-24\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Outlook\N0D7V5T2\IMG_4007.PNG 

Nhóm chuyên gia Liên Xô và Việt nam đang xem tài liệu về triển vọng dầu khí trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam (Trong ảnh: Người ngỗi giữa đeo kính là ông G. P. Ovanhesov, người ngồi cạnh bên phải là ông V.A. Iarmoluk, đứng sau lưng là ông Lê Văn Cự năm 1979). Ảnh: nguồn Petrovietnam

 

Nhóm của ông V. A. Yarmolyuk có nhiệm vụ cùng với các đồng nghiệp Việt Nam nghiên cứu tại thực địa các vấn đề liên quan tới khả năng Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc tìm kiếm và khai thác dầu khí ở thềm lục địa miền Nam đất nước và ở vùng đồng bằng sông Mê Kông. Trước khi khởi hành sang Việt Nam, lãnh đạo nhóm chuyên gia đã được đích thân Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch

nhà nước Liên Xô N. K. Baibakov chỉ thị rằng, việc phát triển thềm lục địa Việt Nam cần một khoản đầu tư đáng kể và quyết định cuối cùng về vấn đề này sẽ được đưa ra ở «cấp độ cao nhất». Bởi vì một bộ phận các nhà lãnh đạo có quan điểm cho rằng tiền bạc và thiết bị đầu tư vào việc nghiên cứu miền võng Hà Nội không đem lại hiệu quả, cho nên hiện nay nguy cơ Liên Xô từ chối không tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí là rất cao3. Tương lai của

dự án lớn này giờ đây phụ thuộc vào 13 người.

Ngày 25 tháng 10 năm 1979, các ông Đinh Đức Thiện, Lê Văn Cự, cố vấn cho đại sứ quán F. I. Kleimenov, nhà địa chất và kỹ sư trưởng về dầu khí G. A. Kostromin đã ra sân bay Nội Bài đón đoàn của ông V. A. Yarmolyuk. Sau vài ngày thanh tra công việc ở đồng bằng sông Hồng, tất cả các thành viên bay vào TP. Hồ Chí Minh, tới trụ sở của Công ty dầu khí 2, trước kia là tòa nhà của Đại sứ quán Mỹ. Công ty dầu khí 2 được thành lập để tiến hành các công việc thăm dò tìm kiếm dầu khí ở miền Nam Việt Nam. Trong vòng hơn hai tuần lễ, các chuyên gia Liên Xô đã làm quen với các tài liệu do các đồng nghiệp Việt Nam cung cấp. Họ nghiên cứu những tài liệu mà người Mỹ để lại, bao gồm mẫu lõi, những dữ liệu mới nhất mà các chuyên gia Việt Nam thu thập được sau khi tiến hành khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò ở đồng bằng sông Mê Kông. Đoàn cũng đi thăm thành phố Vũng Tàu và thiết bị khoan ở bán đảo Cà Mau miền Nam Việt Nam. Dữ liệu của việc khoan sâu được thực hiện ở vùng đồng bằng sông Mê Kông hầu như tiêu cực, trong khi đó, theo kết luận của các chuyên gia Liên Xô, thềm lục địa miền Nam Việt Nam xứng đáng được «phát triển càng nhanh càng tốt».

 

Trích hồi ký của ông V. A. Yarmolyuk, cựu Thứ trưởng

Bộ Địa chất Liên Xô: «Giáo sư G. P. Ovanesov, một người khôn ngoan, giàu kinh nghiệm sống (thêm vào đó còn là một người lãnh đạo tuyệt vời), nói:

— Chính là họ (những người Việt Nam) đã tạo ra cho chúng ta, các chuyên gia Liên Xô, là những người ở quê nhà sống trong những điều kiện hết sức bình thường, những tiện nghi sang trọng như vậy, với hy vọng rằng chúng ta sẽ trả ơn họ bằng cách «đẻ ra» cho họ đánh giá thuận lợi về triển vọng ở thềm lục địa. Nhưng tôi phải nói rằng kể cả nếu họ bố trí chúng tôi sống trong những

túp lều tồi tàn thì chúng tôi vẫn đưa ra đánh giá như vậy. Những gì mà người Mỹ và người Việt Nam đã nghiên cứu, thu thập và miêu tả chi tiết trong những bản tài liệu hết sức khoa học cho thấy rõ rằng, thềm lục địa ở đây có triển

vọng lớn, trước hết là tiềm năng về dầu. Nếu chúng tôi cho các bạn xem tài liệu này thì các bạn cũng sẽ tin vào viễn cảnh của thềm lục địa Việt Nam.Và quả thực trong những ngày tiếp theo, khi làm việc vai kề vai với tất cả các thành viên của nhóm chuyên gia và lắng nghe những ý kiến đầy uy tín của họ, ngay cả tôi, một người không phải là chuyên viên ngành dầu mỏ, cũng nhận ra rằng những khám phá to lớn đang chờ đợi Việt Nam ở phía trước. Quan điểm thống nhất của các chuyên viên về tiềm năng lớn của thềm lục địa Việt Nam được hình thành sau khi

nghiên cứu kỹ lưỡng mặt cắt khảo sát địa chấn trên tổng chiều dài vài nghìn km, cũng như nghiên cứu mẫu lõi của 13 giếng sâu. <…> Trong số các cấu trúc địa vật lý được xác định, hấp dẫn nhất là cấu trúc có cái tên rất lạ lùng là «Bạch Hổ». <…> Cùng làm việc với chúng tôi là các chuyên gia Việt Nam dưới sự chỉ đạo của kỹ sư địa chất trưởng của Tổng cục địa chất Lê Văn Cự. Một buổi tối, ông đã đưa ra một báo cáo thú vị về cấu tạo địa chất không riêng của Việt Nam, mà của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Ông nhấn mạnh rằng

không chỉ trên thềm lục địa Việt Nam, mà còn trên toàn khu vực, các mỏ dầu được giới hạn trong các trầm tích lục nguyên cacbonat của tuổi Miocen. Và dầu paraffin có mặt ở khắp mọi nơi»1.

 

Kết luận của Ủy ban do ông V. A. Yamolyuk lãnh đạo về thềm lục địa miền Nam Việt Nam có nội dung như sau:

1. Tiềm năng dầu khí của miền võng Hà Nội không cao, những mỏ khí đốt đã tìm thấy và thậm chí đã đưa vào vận hành quá nhỏ, khai thác không có hiệu quả. Nếu các giếng đang khoan không 1 Yarmolyuk V. А. Chu du khắp các đất nước và các đại lục. Tr. 165–166. cho kết quả tích cực, thì không nên tiếp tục tiến hành các công việc khảo sát địa chất nữa.

2. Chỉ nên bắt tay vào khoan giếng ở vịnh Bắc bộ trong trường hợp nếu nghiên cứu địa vật lý biển cho thấy có những cấu trúc tiềm năng.

3. Thềm lục địa miền Nam Việt Nam xứng đáng được phát triển trong thời gian sớm nhất. Trữ lượng dầu tiềm năng lên đến hàng trăm triệu tấn, trong đó trữ lượng thu hồi ít nhất là 300 triệu tấn.

4. Chỉ nên quay lại việc đánh giá triển vọng của đồng bằng sông Mê Kông sau khi khoan giếng thứ hai (giếng khoan đầu tiên cho kết quả tiêu cực).

Ngày 1 tháng 12 năm 1979, Bộ Chính trị Ủy ban TƯ Đảng đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt để thảo luận bản báo cáo của ông Đinh Đức Thiện về các cuộc đàm phán của ông tại Matxcơva, cũng như kết quả công việc của các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam. Điểm chủ chốt là luận điểm cho rằng việc hợp tác với Liên Xô và sự tham gia của các nước thành viên khối SEV là «một biện pháp

cần thiết để xây dựng một ngành dầu khí hoàn chỉnh và hài hòa». Sau cuộc thảo luận, ngày 17 tháng 12 năm 1979, Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Lê Duẩn đưa ra lời đề nghị chính thức với Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng Sản Liên xô L. I. Brezhnev về việc Việt Nam mong muốn Liên Xô giúp đỡ xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và khai thác mỏ dầu khí trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Vào tháng 2 năm 1980, dựa trên kết quả công việc của nhóm chuyên gia do ông V. Yarmolyuk lãnh đạo, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô đã cùng với Bộ Địa chất Liên Xô, Bộ Công nghiệp Dầu khí, Bộ Công nghiệp Khí đốt và Ủy ban nhà nước về quan hệ kinh tế đệ trình đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về tính khả thi của việc hợp tác với Việt Nam nhằm khai thác tài nguyên dầu khí miền nam Việt Nam trên cơ sở thành lập doanh nghiệp Liên

doanh, vì chỉ có hình thức này trong điều kiện thực tế của Việt Nam mới có thể đảm bảo việc thực hiện khối lượng công việc đồ sộ và cực kỳ khó khăn về mặt kỹ thuật, cũng như đòi hỏi chi phí đáng kể và thu hút số lượng rất lớn nhân lực và máy móc thiết bị. Vào ngày 4 tháng 3 năm 1980, Tổng bí thư Trung ương ​Đảng CS Liên xô L. I. Brezhnev đã đáp lại lời yêu cầu của Tổng Bí thư Lê Duẩn.​


Các cuộc đàm phán giữa Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng Sản Liên xô L. I. Brezhnev và Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Năm 1981

 

Trích thư của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên xô L. I. Brezhnev gửi Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, ngày 4 tháng 3 năm 1980:

«Đồng chí Lê Duẩn kính mến,BCH Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã xem xét đề xuất của đồng chí trong bức thư ngày 17 tháng 12 năm 1979 về xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và vấn đề hợp tác song phương trong phát triển thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Dựa trên những lợi ích quan trọng nhất của việc phát triển và khai thác dầu khí của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phía Liên Xô cho rằng trong năm nay các chuyên gia Liên Xô cần nghiên cứu cơ sở vật chất và kỹ thuật cụ thể để phát triển các mỏ dầu khí ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam, xác định một chương trình nghiên cứu thống nhất về địa vật lý và địa chất trong giai đoạn những năm 1981–1985»1.

Vào đúng ngày hôm ấy, 4 tháng 3 năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành nghị định về việc gửi một nhóm chuyên gia từ Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô, Ủy ban nhà nước về quan hệ kinh tế, Bộ Công nghiệp đóng tàu Liên Xô, do Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô Y. V. Zaitsev dẫn đầu, đến miền Nam Việt Nam. Và

đúng như lời cảnh báo của ông S. A. Orudzhev, để tránh «lãng phí tiền của», nhóm chuyên gia có nhiệm vụ thu thập thông tin để soạn thảo bản Nghiên cứu khả thi của hoạt động khai thác dầu khí trên thềm lục địa của miền Nam Việt Nam, về chương trình khảo sát kỹ thuật địa vật lý và địa chất trong giai đoạn 1981–1985. Giai đoạn hai của hợp tác giữa Gazpom và Việt Nam đã bắt đầu như vậy! Các đại diện của Liên Xô do ông Y. V. Zaitsev dẫn đầu đã đến Việt Nam nhiều lần để làm việc. Trong số đó có các nhà địa chất, nhà thiết kế và kỹ sư thủy lực nổi tiếng: O. O. Sheremeta, I. P. Zhabrev, G. P. Ovanesov, M. S. Skovorodkin, G. Z. Haskin, S. D. Mzareulyan, G. N. Belyanin và các những chuyên gia khác. Tham gia tích cực từ phía Việt Nam là Phó Thủ tướng Trần Quỳnh, 1 Trích theo: Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam. Т. 1. Tr. 191. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế, lãnh đạo công ty Technoimport Trần Hữu Lạc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí Phan Tử Quang, nhà địa chất Ngô Thường San, họ cũng đến Matxcơva không chỉ một lần. Vào giữa tháng 4 năm 1980, ý tưởng thành lập một liên doanh Việt Xô trên cơ sở bình đẳng và hỗ trợ vốn vay cho phía Việt Nam đã chính thức được công bố. Ngày 17 / 4 / 1980, trong cuộc gặp gỡ với ông Y. V. Zaitsev và các chuyên gia, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu rằng «Với mục tiêu nhanh chóng tiến hành phát triển các mỏ dầu trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam, phía Việt Nam sẵn sàng tạm dừng khởi công xây dựng các công trình quốc gia khác để tập trung lực lượng vào vấn đề chính này». Vào ngày 29 tháng 4 năm 1980, Hội đồng tư vấn của Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô do ông S. A. Orudzhev chủ trì đã nghe báo cáo của ông Y. V. Zaisev. Khác với các bản báo cáo khác được đưa vào chương trình nghị sự, bản báo cáo của ông Zaisev không được phiên tả và xem xét theo hình thức kín3. Viện «Gipromorneftegaz» của Baku được giao nhiệm vụ soạn thảo một «Nghiên cứu khả thi về tổ chức khai thác dầu và khí trên thềm lục địa miền Nam Việt nam cho đến năm 1990» (sau đây gọi tắt là TEO — 1980). Cơ sở của bản Nghiên cứu khả thi này là bản báo cáo của các nhà địa chất Việt Nam do ông Ngô Thường San làm chủ biên.

Trích hồi ký của ông Nguyễn Văn Đức, lãnh đạo nhóm tổng hợp thông tin địa chất và địa vật lý của Công ty Dầu khí số 2 trong giai đoạn các năm

1977–1981: «Báo cáo này hoàn toàn do phía Việt Nam thực hiện, đây là nhiệm vụ của Tổng cục Dầu khí. Người đứng ra chủ biên báo cáo là ông Ngô Thường San. Ông muốn trình bày các kết quả nghiên cứu về thềm lục địa miền Nam Việt  Nam của các công ty dầu mỏ các nước khác trong những năm 1975–1980, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết, kể cả các con số tính toán trữ lượng dầu. Khoảng hai ba chục các nhà địa chất học và nhà địa vật lý học giỏi nhất Việt Nam đã tham gia vào việc biên soạn tài liệu này. Nhóm của tôi phải soạn thảo văn bản khung. Báo cáo này là cơ sở cho việc thành lập Bản nghiên cứu khả thi mà chúng tôi lập ra cùng với các chuyên gia Liên Xô cho công việc tiếp theo trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam».​

Description: C:\Users\PC-24\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Outlook\N0D7V5T2\IMG_4004.PNG 

Đ/c Nguyễn Văn Đức( đứng giữa) trong thời gian thực tập tại Viện Dầu khí Sakhalin năm 1977-1978

 

                                                    * * *

Trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng đã có một số đoàn sang Baku làm quen với việc khai thác dầu ngoài khơi, đứng đầu là ông Huỳnh Tấn Phát — Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước, và ông Đinh Đức Thiện -Bộ trưởng phụ trách công tác dầu khí. Ngoài các chuyến tham quan đoàn đã tham gia các cuộc thảo luận về Luận chứng kinh tế kỹ thuật năm 1980 (LCKTKT — 1980), bản luận chứng đã được Ủy ban Xây dựng Nhà nước và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô thẩm định và chấp thuận, được Bộ công nghiệp khí Liên Xô thông qua ngày 08 / 8 / 1980 và sau đó chuyển giao cho phía Việt Nam phê chuẩn.

 

Theo LCKTKT-1980, vào năm 1990 trữ lượng dầu thu hồi trong khu vực này là 220 triệu tấn, khí đốt — 22 tỷ mét khối, sản lượng dầu khai thác hàng năm là 7,53 triệu tấn và khí đốt — 0,76 tỷ mét khối. Để đảm bảo mức này, kế hoạch đề ra khoan 31 giếng thăm dò và 295 giếng khai thác, xây dựng 29 giàn khai thác ngoài khơi và bảy giàn công nghệ. Chiều sâu trung bình của các giếng thăm dò dự kiến là 3 250 mét, giếng vận hành — 2 804 mét. Tổng vốn đầu tư xác định khoảng 2,22 tỷ rúp (hơn 3,4 tỷ đô la2), trong đó đầu tư vào các công trình xây dựng và lắp đặt là 541 triệu, giá thành sản xuất ra một tấn dầu được xác định là 32,44 rúp3. Theo tài liệu chuẩn bị cung cấp cho Uỷ ban Nhà nước về Kinh tế đối ngoại Liên Xô, «các tính toán liên quan đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao,

kể cả đối với nền kinh tế quốc dân của Liên Xô lẫn quan hệ hợp tác trong thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Đồng thời, trước hết tính đến cả khả năng tạo ra cơ sở để trong tương lai đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm dầu mỏ sản xuất tại Việt Nam cho CHXHCN Việt Nam, CHDCND Lào và CHND Cam-pu-chia.

Trích tài liệu «Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của giai đoạn hoạt động đầu tiên, được quy định trong chương trình 1981–1985 đã được thỏa thuận (trên cơ sở Luận chứng kinh tế kỹ thuật do Bộ Công nghiệp khí lập cho giai đoạn đến năm 1990)»: «Toàn bộ dầu do Xí nghiệp liên doanh khai thác được chuyển cho Việt Nam theo giá xuất xưởng do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên xác định trên cơ sở giá chi phí sản xuất sản phẩm và mức thỏa thuận

về khả năng sinh lời, đảm bảo lập quỹ tài chính của XNLD, số lợi nhuận tự do còn lại chia cho các cổ đông với giá trị đảm bảo ít nhất 15% tổng vốn đầu tư mỗi năm. Để tính giá cơ sở các bên nhất trí căn cứ vào giá dầu do khối SEV dự báo cho năm 1986 là 176,8 rúp / tấn với mức tăng 5% kể từ năm 1983 đến hết năm 1991. Giá chi phí khai thác trong giai đoạn từ năm 1983 đến năm hết 1991 liên tục thay đổi, còn từ năm 1990 trở đi cố định ở mức 47,4 rúp / tấn. Như vậy giá xuất xưởng từ năm 1990 tối thiểu là 113 rúp / tấn (giá dự báo của khối

SEV trong năm 1990 là 214,9 rúp / tấn). Mức lợi nhuận tự do còn lại của XNLD ít nhất phải đạt 66,2 rúp / tấn và được chia đều cho các Bên. Sản lượng dầu khai thác hàng năm từ năm 1990 ước đạt 7,5 triệu tấn.Theo tính toán của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô,lợi nhuận của Liên Xô trong giai đoạn 1981–1990 sẽ là 1.972 triệu rúp chuyển đổi (2.465 triệu rúp), phía Việt Nam — 3.083 triệu rúp chuyển đổi (12.597 triệu đồng). Đồng thời trong việc phân tích hiệu quả đối với các tổ chức của Liên Xô đã không tính rằng trong xí nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở góp vốn ngang nhau thì mỗi cổ đông sở hữu một nửa giá trị các quỹ cơ bản liên tục được bổ sung của xí nghiệp liên doanh,

cũng như yếu tố gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân của nguồn sản phẩm xăng dầu, loại nguyên liệu thực chất là cấp không hoàn lại cho Việt Nam (năm

1980 là gần 1,5 triệu tấn, cho tới năm 1990 dự tính cần khoảng 3–4 triệu tấn)»2.

* * *

Ngày 19 tháng năm 1980 tại một cuộc họp với E. I. Osadchuk, ông Tạ Hữu Canh — Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô đã bày tỏ quan điểm của Chính phủ Việt Nam «về sự cần thiết phải ký sớm một hiệp định nguyên tắc về hợp tác với Liên Xô trong thăm dò dầu khí trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, và thông báo rằng phía Việt Nam trong thời gian tới sẽ có ý kiến với Liên Xô ở cấp cao về những vấn đề nêu trên»3. Vào cuối tháng 6, Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Việt Nam Trần Quỳnh đã đến Matxcơva. Ông cũng truyền đạt mong muốn rằng trong cuộc gặp gỡ sắp tới sẽ ký kết được hiệp định nguyên tắc.

Trích ghi chép tại cuộc nói chuyện của Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô E. I. Osadchuk với Bộ trưởng Trần Quỳnh, Phó Chủ nhiệm Ủy

ban Kế hoạch Nhà nước CHXHCN Việt Nam, ngày 24 / 6 / 1980: «Sau phần chào hỏi đ / c Trần Quỳnh thông báo rằng lãnh đạo Việt Nam đã giao cho đ / c

ấy tham gia chuẩn bị cho cuộc gặp của lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam. Đồng thời đồng chí ấy nói rằng phía Việt Nam mong muốn trong cuộc gặp này ký một thỏa thuận nguyên tắc về hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Đ / c lưu ý rằng theo ý kiến của phía Việt Nam, thỏa thuận nên quy định nghĩa vụ của các bên, căn cứ vào thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, như đ / c giải thích. Phía Việt Nam sẽ đề xuất hình thức hợp tác hiệu quả nhất trong lĩnh vực nói trên trên cơ sở một xí nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Liên Xô. Trước khi lãnh đạo Việt Nam sang Liên Xô, phía Việt Nam mong muốn nhận được từ phía Liên Xô dự thảo thỏa thuận vừa nêu. Đ / c Trần Quỳnh cho biết, nếu cần thiết, ông sẽ triệu tập các đại diện bộ ngành và chuyên viên từ Việt Nam sang để đàm phán về thỏa thuận nguyên tắc và các văn bản khác liên quan đến hợp tác dầu mỏ để có thể khởi động sự hợp tác này càng sớm càng tốt».

Các bộ ngành Liên Xô triển khai chuẩn bị những tài liệu cần thiết một cách tích cực. Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã đưa ra những chỉ thị liên quan cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Công nghiệp khí và Uỷ ban Nhà nước về Knh tế đối ngoại. Trên cơ sở ý kiến đề xuất của các cơ quan này, ngày 27 / 6 / 1980 Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã quyết định ký kết với phía Việt Nam

hiệp định nguyên tắc về hợp tác thông qua việc thành lập xí nghiệp liên doanh (XNLD). Đoàn Chủ tịch ủng hộ bản dự thảo thỏa thuận do các đồng chí I. V. Arkhipov và N. K. Baibakov đệ trình, và ngày 30 tháng 6, dự thảo đã được chuyển cho đồng chí Trần Quỳnh để đại diện Chính phủ Việt Nam thảo luận.

Ngày mùng 3 tháng 7 năm 1980 tại Điện lớn Kremlin dưới sự chứng kiến của hai vị lãnh đạo nhà nước — Tổng Bí thư L. I. Brezhnev và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N. Kosygin phía Liên Xô, Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng phía Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước của hai nước là N. K. Baibakov và Nguyễn Lam đã ký «Hiệp định về việc hợp tác tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu, khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam». Đây là một thỏa thuận khung, xác định quan điểm nguyên tắc của hai nước.​

Description: http://www.pvn.vn/DataStore/Images/2019/5/21/21vietnga1.jpg 

Lễ ký kết Hiệp định hợp tác về thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam tại Điện Kremli tháng 7/1980

 

                                                              * * *

Theo các điều khoản của hiệp định ký ngày 3 tháng 7 năm 1980, tới cuối năm phía Liên Xô phải đưa ra các dự thảo hiệp định về việc thành lập một xí nghiệp liên doanh và điều lệ của tổ chức này. Ngày 31 tháng 12, những văn bản này, sau khi được thỏa thuận với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Nhà nước về

Kinh tế đối ngoại và Bộ Công nghiệp Khí Liên Xô, đã được trình lên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Chúng bao gồm một loạt các biện pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy việc khai thác thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 2 năm 1981, tại Vũng Tàu đã dễn ra các cuộc đàm phán thỏa thuận dự thảo hiệp định và điều lệ của xí nghiệp liên doanh trong tương lai. Đứng đầu phái đoàn về phía Liên Xô là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Kinh tế đối

ngoại E. I. Osadchuk, phía Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Hoàng Trọng Đại, dưới sự chỉ đạo chung của Phó Thủ tướng Trần Quỳnh. Ngay tại đây, trong quá trình đàm phán, hai bên đã thỏa thuận được những nét cơ bản của chương trình công tác trong giai đoạn đầu tiên, bao gồm các loại hình và khối lượng công việc chính mà xí nghiệp liên doanh và các đơn vị nhà thầu của hai nước phải thực hiện trong giai đoạn 1981–1985.

Ông Lê Văn Hùng, năm 1980–1981 là trợ lý Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí, nhớ lại: «Tham gia vào đoàn đàm phán Hiệp định dầu khí Việt — Xô do

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Quỳnh dẫn đầu có nhiều Bộ. Tại Tổng cục Dầu khí thì do Bộ trưởng Đinh Đức Thiện trực tiếp chỉ đạo, hầu hết các cục, các phòng của tổng cục đều tham gia đàm phán. Các giai đoạn đàm phán được tổ chức khi thì ở Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội, khi thì tại Vũng Tàu. Mặc dù rất bận rộn nhưng Bộ trưởng Đinh Đức Thiện thường xuyên nhắc nhở nhân viên của Tổng cục Dầu khí cần phải tạo điều kiện ăn ở thuận lợi cho phái đoàn Liên Xô. Đầu năm 1981, cả hai bên trong đoàn liên chính phủ hàng tháng tiến hành đàm phán tại khách sạn Hòa Bình (Vũng Tàu), và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đúng ngày sinh nhật mùng 1 tháng 3 của mình đã đến thăm đoàn đàm phán trên tầng 8 của khách sạn Hòa Bình. Sau lần đến thăm của đồng chí Phạm Văn Đồng, những vấn đề chính liên quan đến Hiệp định liên chính phủ về cơ bản đã được giải quyết. Phía Liên Xô đề xuất cùng với việc ký kết Hiệp định dầu khí giữa hai nước nên ký ngay một hợp đồng để tàu địa chấn «Poisk» của Liên Xô thực hiện khảo sát địa chấn trong khu vực có triển vọng dầu khí. Phía Việt Nam cần chuẩn bị ngay các điều kiện cho tàu triển khai hoạt động. Vào tháng 4 năm 1981, một một đoàn cán bộ liên hợp phía Liên Xô do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí biển O. O. Sheremet, phía Việt Nam do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Phạm Văn Diêu, đã đi khảo

sát các điểm định vị ven biển. Một tình tiết éo le xảy ra khi đoàn tàu rời khỏi điểm định vị Khe Gà (hôm trước vừa bị sét đánh), thì tàu bị hỏng máy. Trong đêm tối, dân quân tỉnh Thuận Hải ngỡ chúng tôi là tàu di tản nên đã bắn rất nhiều — tưởng chừng tất cả chúng tôi sẽ chết. Đến sáng hôm sau mới được tàu cá của dân đưa vào cảng Hàm Tân (trong số những người trên con tàu đó hiện nay đang sống khỏe mạnh có nguyên Tổng giám đốc PetroVietnam Ngô Thường San và ông Huỳnh Bá Oai, cán bộ A17 [Bộ Công an] và tôi».

Sau khi các chuyên gia hoàn thành công việc, các đồng chí Trần Quỳnh và Hoàng Trọng Đại báo cáo riêng với Hội đồng do Chính phủ Việt Nam lập ra về dự thảo hiệp định thành lập liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía nam đất nước và điều lệ của liên doanh. Như ông Trần Quỳnh thông báo cho ông E. I. Osadchuk, «với sự nhiệt tình và nhất trí cao, Hội đồng đã

phê chuẩn dự thảo Hiệp định và Điều lệ». Vào mùa xuân năm 1981 ông Trần Quỳnh, người được phân công chịu trách nhiệm về dự án này, đã liên tục trao đổi thư từ với các đại diện chính thức phía Liên Xô là Yu. V. Zaitsev, E. I. Osadchuk và những người khác. Cùng lúc đó Ngân hàng Ngoại thương hai nước cũng tích cực thỏa thuận vấn đề hỗ trợ tài chính cho các giao dịch của xí nghiệp mới.​​

(Còn tiếp)

 

Trích trong cuốn “ Tới kho báu Rồng Vàng" của nhóm tác giả: V. S. Vovk, V. G. Osmanov, Yu. V. Evdoshenko​



Tin nổi bật










Tin hoạt động đoàn thể
  • Xí nghiệp Cơ điện tổ chức giải cầu lông nội bộ năm 2024
  • 4/18/2024 10:03:53 PM