Sign In

tin tức - sự kiện

Giới thiệu sách “Tới kho báu Rồng Vàng"

6/7/2019 9:30:58 AM

Lời BBT Bản tin Vietsovpetro: Ngày 13/3/2019, Phòng Truyền thống Vietsovpetro đã nhận được bộ sách ghi chép về hợp tác Liên Xô/Nga – Việt trong lĩnh vực dầu khí bằng tiếng Nga và tiếng Việt do nhóm tác giả gồm V. S. Vovk, V. G. Osmanov, Yu. V. Evdoshenko chịu trách nhiệm biên soạn trao tặng. 


Lời BBT Bản tin Vietsovpetro: Ngày 13/3/2019, Phòng Truyền thống Vietsovpetro đã nhận được bộ sách ghi chép về hợp tác Liên Xô/Nga – Việt trong lĩnh vực dầu khí bằng tiếng Nga và tiếng Việt do nhóm tác giả gồm V. S. Vovk, V. G. Osmanov, Yu. V. Evdoshenko chịu trách nhiệm biên soạn trao tặng. Cuốn sách do dịch giả  Đặng Hồng Hạnh — Hoàng Thu Hương dịch ra tiếng Việt, được xuất bản vào năm 2018 bằng 2 thứ ngôn ngữ Việt – Nga.

Cuốn sách được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên từ giữa 1950 đến cuối những năm 70, giai đoạn thứ 2 từ đầu những năm 80 đến nhưng năm 90 và giai đoạn thứ 3 từ 1990 cho đến ngày nay. BBT Bản tin sẽ chọn lọc và lần lượt trích đăng trên trang web nội bộ và trang kết nối internet, mục: Dầu khí vào ngày Thứ Sáu hàng tuần.

Với lượng tài liệu lưu trữ phong phú, mà nhiều tư liệu được công bố lần đầu tiên, cuốn sách “ Tới kho báu Rồng Vàng" có thể được tiếp nhận như một chuyên khảo khoa học, nhưng những câu chuyện sống động và giàu hình ảnh của những người trực tiếp tham gia các sự kiện, số lượng ảnh phong phú cũng được xuất bản lần đầu tiên, làm cho cuốn sách trở nên hấp dẫn và thú vị khi xem, dành tặng cho tất cả những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ Nga — Việt, lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Liên Xô/Nga và Việt Nam.

BBT Bản tin kính mời Quý độc giả đón đọc!

                            Thân gửi bạn đọc cuốn sách


                                           

V. S. Vovk, TSKH Địa chất-Khoáng vật học, TS Khoa học-Kỹ thuật, những năm 1984–1986 là Vụ trưởng Khoan ngoài khơi, những năm 1988–1993 là Tổng Giám đốc xí nghiệp liên doanh «Vietsovpetro», một trong những nhà tổ chức sự hợp tác của các tập đoàn «Gazprom» và «Petrovietnam», đồng Chủ tịch Ủy ban quản lý JOC «Vietgazprom».

 

Ngày 21 tháng 11 năm 1984, lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Hoàn thành đợt công tác thứ nhất, tôi rời khỏi nơi này. Tưởng chừng là mãi mãi. Nhưng cuộc sống có cách xếp đặt riêng của nó: Tôi đã rời đi để trở lại, hết lần này đến lần khác. Kể

từ đó, sự gắn kết của tôi với đất nước này không hề chấm dứt, thậm chí cả khi tôi không trực tiếp làm việc ở đó nữa.

Trong khoảng thời gian này, tôi có thêm nhiều bạn bè và người quen ở Việt Nam, họ ở những vị trí xã hội rất khác nhau, từ người thợ bình thường cho đến vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Sự quen biết đó không phải là trong khung cảnh hội hè thư giãn như với các du khách, mà đó là một phần công việc chung của chúng tôi.

Người Việt Nam nhìn vào tôi và các đồng nghiệp Liên Xô của tôi như nhìn những người có khả năng giúp đỡ họ giải quyết nhiệm vụ phức tạp khó khăn và đầy trách nhiệm — tìm kiếm và tổ chức khai thác dầu khí. Còn chúng tôi thấy ở họ những người đồng chí cần đến khối kiến thức và kinh nghiệm mà chúng tôi đã tích lũy được ở đất nước Xô-viết quê hương. Có thể ai đó xem nhẹ chủ đề quốc tế và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhưng chúng tôi thật sự tự hào đã có cơ duyên áp dụng khả năng, kinh nghiệm và sự nỗ lực của mình để góp phần vào sự nghiệp hồi sinh và phát triển thịnh vượng cho một đất nước thân thiện của chúng ta.

Trong những thập niên qua, tôi đã có dịp chứng kiến Việt Nam thay đổi như thế nào, đất nước chúng ta thay đổi như thế nào, và trong quan hệ giữa hai nước chúng ta cũng có những thay đổi gì.

Những năm 1990, ở Nga và ở Việt Nam vang lên không ít lời phê phán tình hữu nghịcủa chúng ta, bởi không phải mọi thứ đều suôn sẻ trong thời Xô-viết và hơn nữa là sau sự sụp đổ của Liên bang này. Ở Nga nhiều người bắt đầu nói về tính chất «nương nhờ» trong mối quan hệ của chúng ta, còn ở Việt Nam thì nói về sự lạc hậu kỹ thuật của người Nga trong công nghiệp. Nhưng dù sao chăng nữa, chính trong thời gian này cá nhân tôi đã chứng kiến sự khởi đầu tạo lập rõ ràng tốt đẹp của tình hữu nghị cùng ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn trong mối quan hệ đó.

Hiện nay liên doanh Vietsovpetro được thừa nhận là một trong những đề án kinh tế nước ngoài mang lại lợi ích kinh tế và thành công nhất của Nga. Từ cuốn sách này bạn đọc sẽ biết được nguồn kinh phí nhận được từ xí nghiệp liên doanh đã đóng vai trò như thế nào trong những năm 1990 đầy khó khăn để hỗ trợ ngành công nghiệp dầu khí của đất nước. Và đó là câu trả lời dành cho những nhà phê bình từ Nga. Mặt khác, trước mắt tôi đã diễn ra quá trình phấn đấu và trưởng thành của các chuyên gia Việt Nam, những người hôm nay có thể độc lập thực hiện các hoạt động công nghệ phức tạp nhất về xây dựng và lắp đặt các giàn khoan cố định ngoài khơi. Trên thế giới chỉ một số nước đủ khả năng phát triển các mỏ dầu khí ngoài khơi bằng sức lực của chính mình. Trong hàng ngũ những nước này bây giờ đã gồm cả Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng đây chỉ là một phần. Bởi còn có các nhà địa chất, địa vật lý, chuyên viên khoan, người tìm kiếm, thiết kế gia và đội ngũ những người xây dựng đường ống và các chuyên gia khác trong lĩnh vực dầu khí, đã được đào tạo với sự hỗ trợ của các cố vấn Xô-viết và sau đó là Nga. Và đó là câu trả lời dành cho các nhà phê bình từ Việt Nam.

Tôi quan tâm đến việc hệ thống này đã được xây dựng như thế nào, trong đó tôi, các đồng nghiệp và thậm chí là thành viên gia đình chúng tôi đã là một bộ phận khi chúng tôi buộc phải rời nhà đi xa, đến một đất nước bị tàn phá và thời tiết nóng nực, không phải để nghỉ ngơi trên những bãi biển đẹp đẽ mà là làm việc ngày đêm bên những khối sắt thép hàn bỏng rẫy, sống ở nơi chỉ có những quầy hàng địa phương sơ sài nghèo nàn. Khi suy nghĩ về chủ đề này, tôi luôn kinh ngạc vì một đất nước vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt, đang chịu cảnh thiếu thốn tài nguyên đáng kể, mà đã quyết định dành hỗ trợ kinh tế cho một đất nước khác, thậm chí còn bị phá hủy và nghèo khó hơn nhiều. Bởi cả đất nước tôi lẫn Việt Nam đều không có những ngân hàng và tập đoàn hùng mạnh, định hướng vào lợi nhuận và lãi suất. Không ai cố hướng đến đó ngoài các binh lính quân đội Mỹ và những kỹ sư Xô-viết. Tất cả những gì chúng tôi có, chúng tôi đều cung cấp cho người Việt Nam. Không áp đặt ràng buộc mà đề xuất, và trước người Việt Nam có sự lựa chọn mà họ đã tự quyết định thực hiện.

Trong khi đó, lịch sử hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí vẫn chưa được nghiên cứu. Vì thế, không ngẫu nhiên mà từ năm 2012, trong những cuộc đàm đạo của họ, Tổng Giám đốc của công ty «Gazprom IP International» là ông V. L. Gulev và Chủ tịch tập đoàn «Petrovietnam» Phùng Đình Thực và người kế nhiệm là ông Đỗ Văn Hậu đã nhiều lần nhắc đến chủ đề lịch sử quan hệ và nói về ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu tiến trình hợp tác này.

Khi ông V. L. Gulev tìm đến tôi nêu đề xuất tổ chức biện soạn cuốn sách về lịch sử hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, thì trong thâm tâm chính tôi cũng đã sẵn sàng. Dành cho công việc này, tôi đã mời người đồng chí và trợ

lý lâu năm của tôi, cũng là cựu binh của liên doanh Vietsovpetro và là người am hiểu lịch sử khai thác dầu khí ngoài khơi, ông V. G. Osmanov và biên tập viên văn học lịch sử của nhà xuất bản «Kinh tế dầu mỏ», Tiến sĩ khoa học Lịch sử Yu. V. Evdoshenko.

Nhóm chúng tôi đã có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và xuất bản cuốn sách «Tháp cao trên sóng» dành riêng cho mốc kỷ niệm 30 năm Tổng cục Quản lý về thăm dò và phát triển mỏ dầu khí trên thềm lục địa (Glavmorneftegaz) của Bộ Công nghiệp khí đốt Liên Xô. Cơ sở của cuốn sách này là hồi ức của các cán bộ lão thành, các cựu binh, và hình thức đó ban đầu được lấy làm nền tảng.

Chúng tôi phác thảo danh sách những người màchúng tôi muốn huy động hiệp lực — bằng văn bản hồi ký, hoặc thông qua phỏng vấn, hỏi chuyện.

Công việc của chúng tôi có cú hích bởi tin buồn là một trong những thành viên tham gia tạo lập ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam, cựu Giám đốc Tổng cục Dầu khí, Việt Nam, ông Nguyễn Hòa từ trần. Tính rằng tuổi tác nhiều cựu binh lãothành đều ở ngưỡng 80, một số người còn ngoài bát thập, chúng tôi thông qua quyết định khẩn trương tiến hành chuyến công tác đến Việt Nam.

Trong quá trình hai chuyến đi, chúng tôi đã tổ chức khoảng ba mươi cuộc phỏng vấn, đàm đạo với các cán bộ lão thành của ngành khai thác dầu mỏ-khí đốt của Việt Nam và các chuyên viên hiện đang làm việc, chúng tôi đã thăm một số chủ thể sản xuất, Viện Bảo tàng, Phòng truyền thống và những địa điểm tưởng niệm, tổ chức tập hợp một bộ sưu tập ảnh.

Một vấn đề nhanh chóng nảy sinh: lịch sử hợp tác dầu khí giữa Nga và Việt Nam hóa ra sâu xa hơn nhiều so với kinh nghiệm công tác cá nhâncủa tôi ở Việt Nam. Lịch sử đó có gốc rễ từ giữa những năm 1950 và hầu hết những người tham gia các sự kiện thời đó đều đã mất hoặc chúng tôi không hề biết gì về họ. Do vậy, trên thực tế, công việc đòi hỏi chúng tôi tìm kiếm các tài liệu được bảo quản trong Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga, Lưu trữ Kinh tế Nga, Lưu trữ lịch sử Chính

trị — Xã hội quốc gia Nga, từ kho lưu trữ và Phòng truyền thống của Petrovietnam và Vietsovpetro.

Chúng tôi đã tiến hành công tác tìm tòi nghiên cứu sâu rộng trong các cơ sở Quỹ của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Ủy ban Nhà nước về Khoa học- Kỹ thuật trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Uỷ ban Nhà nước về Quan hệ Kinh tế đối ngoại trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Cơ quan Điện báo Liên Xô, các Bộ ngành địa chất, công nghiệp dầu khí, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trung-cao cấp của Liên Xô, Glavgaz Liên Xô, Chính phủ Liên bang Nga, Bộ Kinh tế-Ngoại thương, Bộ Năng lượng Liên bang Nga và nhiều cơ quan khác.

Biên bản các cuộc họp, hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị, báo cáo về chuyến công tác của các kỹ sư thực thi nhiệm vụ, công văn thư từ của các tổ chức khác nhau đã bổ sung đáng kể cho những hồi ức mà chúng tôi thu thập được. Như vậy, dần dần cuốn sách của chúng tôi trở thành công trình nghiên cứu khoa học lịch sử thực thụ, trong đó lời kể của các nhân chứng và những người tham

gia sự kiện đều được xác minh khẳng định hoặc bổ sung bởi tài liệu lưu trữ. Và tôi tự hào về công việc này!

Mặt khác, bất kể tính chất khoa học của nó, cuốn sách của chúng tôi vẫn có cả các thành tố văn học-nghệ thuật. Những hồi ức được xử lý và truyền tải thích hợp giúp giảm bớt sự khô cứng và công thức của tài liệu, và như tôi hy vọng, làm

cho cuốn sách trở nên nhẹ nhõm dễ đọc và dễ tiếp nhận hơn.

Cuốn sách này, được hình thành từ suy tư của những nhà lãnh đạo «Gazprom IP

International» và «Petrovietnam», tuyệt nhiên không phải là cuốn thống kê biên niên về công việc của tập đoàn «Gazprom» và những tổ chức tiền nhiệm ở Việt Nam (mặc dù công tác của chúng tôi đã cho thấy rằng chủ đề đó đã là câu chuyện lớn khá dài hơi, được khai thác kết cấu trong phác thảo trần thuật chung). Cuốn sách này nói về lịch sử hợp tác liên quốc gia giữa hai đất nước Nga và

Việt Nam trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt.

Chúc các độc giả đọc sách thú vị!


  

                                                                                                BBT Bản tin Vietsovpetro



Tin nổi bật