Sign In

tin tức - sự kiện

Nguyên nhân hình thành cuốn sách “Tới kho báu Rồng Vàng" (Kỳ I)

6/14/2019 8:54:02 AM

​Tháng 8 năm 1976, tạp chí «Việt Nam» thông báo với toàn thế giới: «Mới đây, ở một vùng đồng bằng, các nông dân đã nhìn thấy «một con rồng phun lửa». ​


  

Tháng 8 năm 1976, tạp chí «Việt Nam» thông báo với toàn thế giới: «Mới đây, ở một vùng đồng bằng, các nông dân đã nhìn thấy «một con rồng phun lửa». Vươn lên khỏi mặt đất, ngọn lửa màu cam ở độ cao vài chục mét trở nên rực rỡ, chiếu sáng vùng không gian xung quanh đến hàng trăm mét vào ban đêm. Ngọn lửa phun lên ở nơi mà từ lâu nay người dân đã gọi là «mắt rồng». Truyền thuyết về «rồng lửa đang thở» do người này kể với người khác truyền miệng trong nhiều thế kỷ đã thành hiện thực. Ngọn lửa phun lên là ngọn lửa đầu tiên của dầu khí ở Việt Nam <…> Những cuộc tìm kiếm kiên trì nhiều năm và những mũi khoan thử nghiệm đã được thực hiện thành công. Kết quả tuyệt vời cổ vũ những người thợ khoan, mở ra triển vọng truyền cảm hứng lớn lao cho những người được giao nhiệm vụ tìm kiếm nguồn «vàng đen» và làm cho Tổ quốc giàu có hơn». Trong thần thoại của người Việt cổ, Rồng Vàng là hiện thân của lòng sâu Trái đất, luôn thu hút mọi người bằng kho tàng của cải giàu có. Có lẽ quan trọng nhất trong số những của cải ấy ngày nay là tài nguyên hydrocacbon — dầu mỏ và khí đốt!

Lịch sử đã xếp đặt để sự hình thành ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam gắn kết chặt chẽ với nước Nga. Nhưng, thật đáng tiếc, là ở nước chúng tôi lịch sử hợp tác liên quốc gia trong lĩnh vực thăm dò tìm kiếm, khai thác và cung cấp dầu khí còn ít được chú ý, bất kể thực tế là các kỹ sư và công nhân Xô-viết và sau đó là Nga - những người thợ khoan, các chuyên gia địa chất, địa vật lý và nhà chế tạo dầu khí — đã và đang làm việc thành công ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Vấn đề lịch sử hợp tác dầu khí Nga-Việt cũng không ngoại lệ. Quả thực, vào những năm có mốc kỷ niệm chẵn đề tài báo chí được đăng tải nhiều nhất là lịch sử đề án hợp tác kinh tế với nước ngoài mà điển hình rực rỡ nhất trong lĩnh vực này là xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, do Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô và Tổng cục Dầu khí Việt Nam thành lập năm 1981. Thỉnh thoảng có công bố hồi ức của các cán bộ lão thành — các cựu binh của Vietsovpetro. Chẳng hạn, vào năm 2008, công ty «Gazprom Zarubezhneftegaz» và nhà xuất bản «Neftyanoye Khozyaystvo» đã cho ra mắt cuốn sách «Tháp cao trên sóng», tập hợp những kỷ niệm và hồi ức của những cán bộ kỳ cựu trong sự nghiệp khám phá thềm lục địa ở Liên Xô. Trong cuốn sách này cũng đề cập đến đề tài cùng chung phát triển các mỏ dầu ở miền Nam Việt Nam, nhưng không có gì hơn nữa. Một số bài viết-hồi ký riêng lẻ về chủ đề sự hợp tác giữa các nhà địa chất của hai nước được in trong cuốn kỷ yếu «Địa chất — cuộc sống của tôi…», do Hội Địa chất Nga xuất bản. Tuy nhiên, nhiều trang hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí vẫn không được chú ý và vẫn chưa được biết đến. Ở Việt Nam, tình hình có khác một chút. Trong nước nhân ba kỳ kỷ niệm chẵn đã xuất bản những cuốn sách bằng tiếng Nga nói về lịch sử cơ sở liên doanh Vietsovpetro. Lợi thế lớn ở đây là những trang dành tái hiện thời kỳ đầu tiên của sự hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực thăm dò tìm kiếm dầu khí ở vùng đồng bằng sông Hồng và sự thành lập ngành dầu khí của Việt Nam cho đến trước khi bắt đầu khai thác thềm lục địa Việt Nam ở miền Nam. Trong năm 2010, Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrovietnam đã phát hành trọn bộ ba tập «Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam», trong đó nhiều chỗ dành cho đề tài hợp tác với Liên Xô, sau đó là với Liên bang Nga.

Tuy nhiên, khác với những cuốn sách kỷ niệm chẵn của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, cuốn sách khá bề thế này không được dịch sang tiếng Nga và do vậy vẫn hoàn toàn không được biết đến ở nước Nga.

Trong mọi trường hợp, có thể khẳng định rằng cho đến trước khi công bố cuốn sách này của chúng tôi, không hề có một cuốn sách nào bằng tiếng Nga nói về lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia trong lĩnh vực dầu khí, bao trùm được toàn bộ lịch trình và những mốc quan trọng của sự hợp tác. Nguyện vọng mô tả tái hiện lịch sử này nảy sinh hồi

những năm 2011–2012 trong quá trình đàm phán giữa các đại diện của tập đoàn Nga «Gazprom» và Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrovietnam: thoạt tiên dưới hình thức phản hồi-mong muốn, sau đó là câu chuyện về những trường hợp đáng chú ý trong quá khứ, nhắc nhớ về những sự kiện lịch sử bị lãng quên. Dần dần, từ nguyện vọng này đã hình thành trong ý tưởng của cuốn sách tương lai. Rồi tin buồn — người đứng đầu huyền thoại của Tổng cục Dầu khí Trung ương Việt Nam, ông Nguyễn Hòa từ trần — đã là cú hích, là động lực trực tiếp cho công việc với cuốn sách này.

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trước các tác giả, đã sưu tầm tập hợp tài liệu lưu trữ từ các kho lưu trữ Nhà nước và cá nhân khác nhau. Đã nghiên cứu Quỹ của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô, Uỷ ban Nhà

nước Liên Xô về Khoa học và Kỹ thuật, Bộ Địa chất và Bảo vệ lòng đất Liên Xô, Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô, Bộ Công nghiệp Dầu mỏ Liên Xô, Bộ Giáo dục đại học và trung cấp dạy nghề của Liên Xô, Cơ quan Điện báo Liên Xô, các bảo tàng-phòng truyền thống của Tập đoàn quốc gia Petrovietnam, liên doanh Vietsovpetro, và những cơ sở khác. Ngoài ra, đã tiến hành ghi âm hồi ức của các thành viên từ phía Nga và Việt Nam, tập hợp và nghiên cứu những cuốn hồi ký, những tuyển tập văn kiện, những bài viết đã xuất bản nói về lịch sử quan hệ Nga-Việt cũng như lịch sử Việt Nam nói chung. Trong việc soạn thảo văn bản đã sử dụng lượng trích dẫn rộng rãi, cả tài liệu văn kiện cũng như hồi ức, chuyện kể kỷ niệm, thôi thúc bởi cố gắng tránh tính chất buồn tẻ của những ấn phẩm này và sự hạn chế thông tin theo chủ đề của cuốn sách. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện công việc đã thu thập được những bức ảnh độc đáo, nhiều ảnh công bố lần đầu chính là trong cuốn sách này.

Hóa ra là sự hợp tác dầu khí giữa Matxcơva và Hà Nội có nguồn gốc sâu xa từ mối quan hệ giữa hai đất nước và hiển nhiên là một phần không thể tách rời của quan hệ này. Liên hệ hợp tác của hai quốc gia cũng như sự ra đời của ngành công nghiệp dầu

khí Việt Nam kết nối trực tiếp với người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà cách mạng vô sản lãnh đạo phong trào giải phóng ở Việt Nam, và là vị Chủ tịch đầu tiên của đất nước — lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Năm 1923, khi còn là một người cộng sản trẻ tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến nước Nga Xô-viết và trong mười lăm năm tiếp theo Người đã gắn bó với đất nước chúng tôi: học tập, thực hiện nhiều chuyến công tác, trở lại và tiếp tục học tập. Và chúng tôi cho rằng chính khi đó, quan sát công cuộc hình thành của một «Nhà nước mới của công nông» ở Liên Xô, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã tìm thấy chìa khóa dành cho sự phát triển tương lai của ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam, thể hiện qua luận đề «Dầu mỏ là của cải vô giá! Đất nước nào có dầu mỏ nhất định sẽ nhanh chóng trở

nên giàu mạnh». Điển hình Liên Xô hiện rõ trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi phần lớn nhờ vào ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước mà bất kể bị cô lập về mặt chính trị và kinh tế, bị tàn phá bởi chiến tranh và cuộc cách mạng, Liên bang Xô-viết vẫn có thể phát triển thành công và dũng mãnh chống lại môi trường thù địch của các quốc gia tư bản chủ nghĩa xung quanh. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu.

Cuốn sách có ba giai đoạn thời gian, đánh dấu và thể hiện sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa hai nước ở lĩnh vực dầu khí.

Giai đoạn đầu tiên — giữa năm 1950 cho đến cuối những năm 1970.

Trong khoảng thời gian này, Liên Xô bắt đầu dành hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam.

Năm 1950, Liên bang Xô-viết công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tên gọi này được dùng cho đến năm 1976 để chỉ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là một phần của đất nước) và bắt đầu cung cấp sự giúp đỡ về quân sự và kinh tế. Trong lĩnh vực dầu khí, đó là việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ, xây dựng các kho xăng dầu, bắt đầu đào tạo chuyên gia Việt Nam tại Liên Xô và triển khai công tác tìm kiếm thăm dò địa chất của các chuyên gia Xô-viết trên địa bàn Việt Nam. Toàn bộ các hỗ trợ về kinh tế và khoa học và kỹ thuật đều phát triển trong khuôn khổ các hiệp định giữa hai nước

và được xây dựng theo các khoản vay tín dụng ưu đãi hoặc dành viện trợ miễn phí không hoàn lại.

Năm 1955, những chuyên viên dầu mỏ Xô-viết đầu tiên được Nhà nước cử đi công tác Việt Nam, đến một đất nước xa xôi khi ấy còn là xa lạ. Vào thời điểm đó, đất nước chúng tôi chỉ vừa hồi phục sau cuộc chiến tranh tàn phá nhưng bất chấp những khó khăn của chính mình, Liên Xô đã thể hiện sẵn sàng cung cấp viện trợ không hoàn trả cho quốc gia Việt Nam non trẻ. Được gửi đến đó trước hết là những nhà thiết kế, kỹ sư và công nhân xây dựng dầu khí. Phải nói ngay là ngoại trừ cuốn sách này, bạn đọc sẽ không thể tìm thấy ở đâu có những mô tả chân thực về công việc kiến thiết các kho chứa xăng dầu đầu tiên của Việt Nam và tuyến đường ống dẫn dầu chính thứ nhất được xây dựng với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô. Hợp tác dầu khí giữa hai nước bắt đầu với việc tạo lập một hệ thống đảm bảo cung cấp sản phẩm dầu mỏ và chúng tôi coi việc mở ra trang lịch sử mới này là thành tựu của mình!

Năm 1955, sau khi yêu cầu tương ứng của Chính phủ Việt Nam DCCH được Chính phủ Liên Xô tiếp nhận, nhóm các nhà địa chất Xô-viết đã đến Việt Nam để giúp đỡ thăm dò địa chất và tạo lập ngành địa chất của đất nước. Đến năm 1959 họ tham gia công việc thăm dò dầu khí do Nhà nước Việt Nam tổ chức tại vùng châu thổ sông Hồng. Đó là câu chuyện phức tạp và đầy kịch tính. Công việc tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt trong điều kiện địa chất vùng đồi núi của khu vực khảo sát hóa ra rất khó khăn, đòi hỏi chuyên gia Liên Xô và Việt Nam phải có không chỉ kiến thức sâu rộng mà còn

sự kiên trì và ý chí ngoan cường. Thiếu thốn nhiều thứ — nhân sự, thiết bị kỹ thuật, vật liệu. Việc tìm kiếm đã không ngừng lại cả trong những năm Mỹ tiến hành cuộc chiến xâm lược. Trong thời gian này, sự trợ giúp về vật chất và nhân sự của Liên Xô đã giúp nghiên cứu khám phá những khu vực có triển vọng tài nguyên nhất

dưới lòng đất miền Bắc Việt Nam. Kết quả của những năm tháng công tác này hóa ra không đáng kể như chúng ta mong muốn — đã khai mở chỉ một mỏ khí đốt nhỏ là Tiền Hải, tuy nhiên, tất cả những gì làm được khi ấy vẫn có ý nghĩa quan trọng thật sự to lớn! Công việc được thực hiện trong những năm 1950–1970 đã trở thành nền tảng cho ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam và là cơ sở để tiến tới khám phá, khai thác vùng châu ngọc chính là thềm lục địa miền Nam đất nước. Trong thời gian này, nhờ công tác chung và sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia Xô-viết đã đào

tạo được đội ngũ cán bộ cho Việt Nam — các chuyên viên địa chất, địa vật lý, máy khoan, thợ hàn và thợ lắp máy. Dù số lượng nhân sự chuyên môn còn chưa đủ, nhưng họ đã có mặt và đã thực hiện hiệu quả công việc của mình!

Bên cạnh những câu chuyện kể về «cuộc chiến đấu vì dầu mỏ» đang được triển khai ở Việt Nam mà các nhân vật, những người anh hùng trong đó là chuyên gia Việt Nam và Liên Xô, trong cuốn sách còn mô tả cơ chế hợp tác liên quốc gia Xô-Việt về kinh tế, khoa học-kỹ thuật, tạo điều kiện cho sự hiệp lực của hai nền kinh tế ở những cấp độ khác nhau, từ những nhân vật lãnh đạo Nhà nước hàng đầu cho đến các đội địa chất. Tất cả những người tham gia tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt, công trình xây dựng dầu khí hoặc các giao dịch thương mại trước hết là đại diện của hai quốc gia, đây là một trong những luận đề then chốt của cuốn sách này. Cho dù đó là một Bộ của Liên Xô hay là một liên hiệp tập đoàn dầu khí hiện đại, nhưng cả hai đều đã hoạt động hoặc đang hoạt động trong khuôn khổ các hiệp định liên Chính phủ, giữ vai trò như như tác nhân đại lý hợp tác liên quốc gia.

Giai đoạn thứ hai — đầu những năm 1980 đến đầunhững năm 1990.

Đây là thời kỳ XNLD Vietsovpetro bắt đầu công việc của mình trong hệ thống Glavmorneftegaz của Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô và trở thành «trường học khai thác dầu khí trên thềm lục địa» đối với các chuyên gia từ cả hai nước. Từ khi bắt đầu công việc của liên doanh, đã có những phát hiện khoa học và kỹ thuật nghiêm túc trong lĩnh vực địa chất và phát triển mỏ hydrocarbon trên thềm lục địa, ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất dầu khí ngoài khơi ở Nga cũng như sự phát triển ngành dầu

khí của Việt Nam. Mặc dù lịch sử của liên doanh Vietsovpetro được mô tả khá chi tiết trong văn học, các tác giả đã không thể bỏ qua chủ đề này. Tuy nhiên, họ đã cố gắng nghiên cứu những khía cạnh mới mà trước đây chưa từng biết về lịch sử khám phá thềm lục địa miền Nam Việt Nam, dành chú ý lớn cho chiến lược xoay hướng thăm

dò về phía nam: lịch sử thông qua quyết định về dành hỗ trợ phát triển các mỏ ngoài khơi, diễn biến tạo lập xí nghiệp liên doanh Xô- Việt và vai trò của Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô trong việc này. Ngày nay, sự đóng góp của Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô trong việc thành lập liên doanh Vietsovpetro và tổ chức khai thác lượng dầu mỏ đầu tiên trên thềm lục địa Việt Nam bị giấu đi và gán cho tổ chức khác, trong khi những công tác cơ bản về thành lập liên doanh Vietsovpetro từ phía phần tham gia của Liên Xô lại chính là do các đại diện của Bộ Khí đốt thực hiện.

Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro là một điển hình về hợp tác cùng có lợi của hai nước, đòi hỏi sử dụng những hình thức mới mẻ đối với thời đó trong tổ chức sản xuất, khác với những liên hiệp sản xuất dầu khí truyền thống của Liên Xô. Đây là đề án thành công đầu tiên của Nga khi áp dụng Hiệp định về phân chia sản phẩm và không nghi ngờ gì, nó xứng đáng được nghiên cứu tỷ mỉ chi tiết hơn.

Giai đoạn thứ ba — từ đầu những năm 1990 cho đến nay.

Đây là giai đoạn mới nhất và nói chung chưa được đề cậptrong các nghiên cứu lịch sử, mặc dù lịch sử hơn 20 năm này cho phép thực hiện một số đánh giá khái quát và kết luận. Trong giai đoạn này, bản chất quan hệ kinh tế thay đổi một cách tổng thể cả

trong nội bộ mỗi quốc gia cũng như giữa hai nước với nhau. Việt Nam đã mở rộng ranh giới dành cho những tập đoàn dầu khí quốc tế khổng lồ, điều này đẩy tăng tính cạnh tranh và gây phức tạp đáng kể cho công việc của các công ty Nga. Thêm vào đó, ngoài hoạt động của công ty Nga «Zarubezhneft», đại diện cho Nga trong liên doanh

Vietsovpetro, tại Việt Nam xuất hiện cả những công ty tích hợp ngành dọc khác từ Nga, trong đó có PJSC «Gazprom». Độc giả có thể nêu ý kiến rằng «Gazprom» là gương mặt cầu thủ mới ở Việt Nam. Chỉ rất ít người biết rằng sự hợp tác giữa «Gazprom» (với tư cách là người kế thừa chính của Tổng cục quản lý công nghiệp khí đốt Liên Xô và Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô) với Việt Nam sắp tới đây sẽ cán mốc 60 năm và chỉ «trẻ» hơn sự hợp tác liên quốc gia chút ít. Làm sáng tỏ lịch sử hiện diện của «Gazprom» ở Việt Nam cũng là một mục đích nữa của cuốn sách này. Các tác giả cuốn sách xác định được rằng sự hỗ trợ đầu tiên mà Gazprom Xô-viết dành cho Việt Nam là ngay từ đầu những năm 1960, và những tài liệu đầu tiên về sự hợp tác giữa Gazprom của Liên Xô và Việt Nam đã do vị Bộ trưởng huyền thoại A. K. Kortunov ký.

Trang Việt Nam trong lịch sử hiện đại của «Gazprom» đã bắt đầu từ cách đây 20 năm với chuyến thăm của Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô V. S. Chernomyrdin đến Việt Nam vào tháng 11 năm 1997. Đó là thời kỳ phức tạp với việc tái cấu trúc toàn bộ hệ thống quan hệ chính trị và kinh tế của hai nước, giải quyết những vấn đề đã tích tụ nhiều năm. Khi đó, bắt đầu khởi động việc tìm kiếm những con đường đi tới hợp tác cùng có lợi, và «Gazprom» đã tham gia vào đây một cách thành công. Hôm nay, các chuyên gia của tập đoàn đạt hiệu quả tốt trong công tác tìm kiếm và khai thác hydrocacbon ở Việt Nam, thực hiện hoạt động khoan độc đáo và tích cực thảo luận hoạch định những dự án chung khác.

Trong thế kỷ XXI bối cảnh thế giới đã trở nên phức tạp hơn. Đã không còn cuộc đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, nhưng vẫn hiện hữu các mâu thuẫn quốc tế. Như trước đây, các quốc gia vẫn có lợi ích địa chính trị và kinh tế riêng mà họ cố gắng bảo vệ.

Như trước đây, các quốc gia vẫn tìm kiếm đối tác bởi họ không thể sống trong sự cô lập. Quan hệ đối tác chiến lược mà Nga và Việt Nam thiết lập trong thế kỷ XXI cần được xây đắp tối đa tính đến lợi ích của hai nước và phân tích những kinh nghiệm hợp tác trước đó, những thành công cũng như và thất bại. Mà như thế có nghĩa

là cuốn sách của chúng tôi về lịch sử hợp tác của Nga và Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí sẽ mang tính thời sự bức thiết và đáp ứng nhu cầu.

Chúng tôi muốn nêu họ tên của những người mà chúng tôi gửi lời biết ơn về sự giúp đỡ trong việc tạo ra cuốn sách. Trước hết, đó là các lãnh đạo và nhân viên công ty «Gazprom EP International»: V. L. Gulev, A. S. Fick, S. V. Tumanov, Yu. A. Skok,

I. N. Gogolev, A. G. Kovtun, Nguyễn Văn Quân; Tổng Giám đốc và các nhân viên của JOC «Vietgazprom» S. V. Mikhailenko, Olga Đào; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia «Petrovietnam» Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng Giám đốc XNLD «Vietsovpetro» Từ Thành Nghĩa.

Chúng tôi xin được nêu tên và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã giúp đỡ chúng tôi xây dựng cuốn sách. Trước hết, đó là ban lãnh đạo và các nhân viên Bảo tàng- Phòng truyền thống của Công ty «Gazprom EP International»: A. S. Fik, S. V. Tumanov, V. L. Gulev, Yu. A. Skok, I. N. Gogolev, M. E. Pyanitskaya, A. G. Kovtun, Nguyễn Văn Quân; Tổng Giám đốc và các cán bộ của JOC «Vietgazprom» S. V. Mikhailenko, O. Đào; Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí «Petrovietnam» Nguyễn Vũ Trường Sơn. Tập thể tác giả cuốn sách đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của ban lãnh đạo và các nhân viên của XNLD «Vietsovpetro», đã giới thiệu cho chúng tôi tham quan trụ sở Liên doanh, căn cứ phục vụ trên bờ, Bảo tàng-Phòng truyền thống, đã chia sẻ tư liệu ảnh và bản sao một số tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và sinh hoạt của đoàn. Chúng tôi chân thành xin lỗi các vị cán bộ lão thành đã cung cấp hồi ức nhưng không đưa vào văn bản của cuốn sách này. Thật đáng tiếc là không thể công bố tất cả, cần có một cuốn sách dành riêng nữa. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa những cuộc trò chuyện của chúng ta là vô ích. Chính những cuộc đàm đạo của chúng ta đã hình thành nền tảng của cuốn sách này, tạo nên sườn cốt và bản sắc cho cuốn sách.

Xin cảm ơn các bạn quý mến!

 

              Nhóm tác giả: V. S. VOVK - V. G. OSMANOV - YU. V. EVDOSHENKO​


Tin nổi bật








Tin hoạt động đoàn thể
  • Xí nghiệp Cơ điện tổ chức giải cầu lông nội bộ năm 2024
  • 4/18/2024 10:03:53 PM

    Tin hoạt động đoàn thể
  • Giao hữu bóng đá giữa Zarubezhneft EP Vietnam và LD Vietsovpetro
  • 4/18/2024 9:43:02 PM