Sign In

tin tức - sự kiện

Vietsovpetro tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Ứng dụng các thuộc tính địa chấn để giải quyết các nhiệm vụ địa chất trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại các mỏ ở thềm lục địa Việt Nam".

11/26/2019 4:00:45 PM

Ngày 22-23 tháng 11 năm 2019, Liên Doanh Việt-Nga “Vietsovpetro" đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Ứng dụng các thuộc tính địa chấn đ giải quyết những nhiệm vụ địa chất trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam".

Ngày 22-23 tháng 11 năm 2019, Liên Doanh Việt-Nga “Vietsovpetro" đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Ứng dụng các thuộc tính địa chấn để giải quyết những nhiệm vụ địa chất trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam".

​​​



Tham dự Hội thảo có đại diện của các tổ chức: Petrovietnam, Viện dầu khí Việt Nam (VPI), Zarubezhneft, VNIIneft, Idemitsu, Schlumberger, Murphy Oil, JVPC, Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro" và Chi hội Dầu khí Việt Nam tại TP Vũng Tàu. Sự tham gia đông đảo của các công ty dầu khí nước ngoài với số lượng đại biểu lên đến hơn 90 người đã cho thấy Hội thảo mang tầm vóc quốc tế.

Tại hội thảo, các báo cáo với nội dung phong phú đã được trình bày: ng dụng nghiên cứu địa chấn - vật lý thạch học tại khu vực phía Tây bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam (báo cáo của Viện dầu khí Việt Nam); Áp dụng nghịch đảo, thuộc tính địa chấn và mạng nơ-rođể thực hiện nhiệm vụ thăm dò Lô 09-1 (VNIIneft); Phân tích địa chấn tướng thạch học bằng phần mềm phân cấp Stratimagic để nghiên cứu mỏ Cá Tầm (Zarubezhneft); Phân tích dữ liệu địa chấn khu vực giới hạn Lô 39 & 40/02 bể Mã Lai Thổ Chu, thềm lục địa Việt Nam (Idemitsu); Hình ảnh nâng cao và nghịch đảo - các giải pháp mô tả đặc điểm địa chấn đá chứa (Schlumberger); Nâng cao xác suất phát hiện các bẫy phi cấu tạo bằng phương pháp nghịch đảo AVA (Vietsovpetro); Nâng cao chất lượng mô hình địa chất tầng móng mỏ Bạch Hổ căn cứ tài liệu địa chấn 3D/4C (Vietsovpetro). Sau mỗi báo cáo là phần trao đổi ý kiến và thảo luận sôi nổi.

 

Các diễn giả đã nhấn mạnh phạm vi ứng dụng rộng rãi và hiệu quả dữ liệu địa chấn, bao gồm phương thức tiếp cận hiện đại để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu địa chấn, kỹ thuật hiệu quả để tích hợp, minh giải số liệu, sử dụng các phương pháp nghịch đảo địa chấn, mạng nơ-ron nhân tạo, thống kê địa chất, v.v...​




Kết quả thảo luận chắc chắn sẽ phục vụ mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác thăm dò địa chất, bao gồm việc phát hiện và tìm kiếm các bẫy dầu khí phi cấu tạo, cũng như phát triển mỏ trong tầng móng nứt nẻ và trầm tích lục nguyên Oligocene, Miocene.




Ngày cuối của chương trình Hội thảo, 23.11.2019, đã tổ chức cho các đại biểu chuyến đi thực địa (Fieldtrip) Vũng Tàu-Kê Gà-Long Hải-Vũng Tàu tham quan các lộ điểm có tầng đá móng nứt nẻ trên bề mặt. Trong chuyến thực địa, các thành viên có thể thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên của bờ biển miền Nam Việt Nam, cũng như tận mắt quan sát đặc điểm, hình thái, cấu trúc phức tạp của các khối đá móng nứt nẻ tại các lộ điểm.



Việc tổ chức thành công Hội thảo “Ứng dụng các thuộc tính địa chấn để giải quyết những nhiệm vụ địa chất trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam" và các kết quả đạt được sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa cho công tác thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam" trong thời gian tới. ​




Tin nổi bật